024 7303 7168

Vietsoftpro tư vấn giải pháp công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch tại tỉnh Bạc Liêu

Vietsoftpro tư vấn giải pháp công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch tại tỉnh Bạc Liêu

    1114

Tại Hội nghị, ông Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vietsoftpro đã giới thiệu đến các đại biểu về hiệu quả, kinh nghiệm triển khai số hóa di sản văn hóa tại các tỉnh, thành phố trong nước; tổng thể giải pháp công nghệ phục vụ chuyển đổi số và số hóa di sản văn hóa tỉnh Bạc Liêu; một số mô hình ứng dụng chuyển đổi số ngành Văn hóa thành công tại Việt Nam; demo sản phẩm công nghệ số 3D các di sản văn hóa của Bạc Liêu như: Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu, Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu…

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Quốc Việt cũng cho rằng, so với các lĩnh vực khác thì số hóa di sản ít được đầu tư, phát triển trong thời gian qua. Để số hóa di sản văn hóa cần một quá trình dài hơi, công phu từ việc thu thập, biên tập tài liệu, tuyển chọn hình ảnh, quét bằng các thiết bị chuyên dụng nhằm xây dựng hệ sinh thái quản lý, lưu trữ dữ liệu về di sản văn hóa. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trong thời đại 4.0 thì việc số hóa rất cần thiết.

Bạc Liêu là tỉnh hội tụ nhiều di sản văn hoá đặc trưng của vùng đất Nam Bộ. Hiện nay, tỉnh có 1 di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, 13 di tích quốc gia, 41 di tích cấp tỉnh; có loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể vinh dự được UNESCO ghi danh, có di sản “Nghề làm Muối của tỉnh Bạc Liêu” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; và 4 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ công nhận.

Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu Huỳnh Chí Nguyện nhấn mạnh, thông qua Hội nghị này, các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân sẽ hiểu rõ hơn về công tác chuyển đổi số cũng như số hóa di sản văn hóa, hiệu quả mang lại và sự đóng góp của số hóa di sản vào việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch của địa phương. Từ đó, sẽ tạo được sự đồng thuận, huy động được sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác số hóa di sản văn hóa của tỉnh trong thời gian tới.

Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị giới thiệu giải pháp công nghệ chuyển đổi số trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch tỉnh Bạc Liêu: